Hệ Mặt Trời là gì?
tháng 4 10, 2020Tadaaa! Đây là bài viết đầu tiên của mình trong series Thiên văn họccc.
-
Đừng quá lo lắng về sự rối não của các khái niệm cũng như các định nghĩa trong
vũ trụ nhé, mình sẽ giải thích chúng ở series
này một cách ngắn gọn, đơn giản
và dễ hiểu nhất, để bạn có được những phút giây chìm đắm trong khoảng
không gian hàng ngàn vì sao!
- Sẽ có nhiều
điều thú vị và hấp dẫn để chúng ta bước chân vào thế giới huyền bí này. Hãy cùng mình mở ra vũ trụ bao la rộng lớn
nào!!!
- Chúng ta sẽ
cùng nhau bay ra khỏi Trái Đất để quan sát xem HMT là gì và cách chúng vận hành
nhé:
Hệ Mặt Trời là
Theo định nghĩa của Wikipedia thì HMT (hay Thái Dương Hệ) là 1 hệ hành tinh có Mặt Trời ở trung tâm và các thiên thể nằm trong phạm vi lực hấp dẫn của Mặt Trời, tất cả chúng được hình thành từ sự suy sụp của 1 đám mây phân tử khổng lồ cách đây gần 4,6 tỷ năm.Đọc theo định nghĩa của Wikipedia thì khá khó hiểu. Bạn tưởng tượng thế này, Mặt Trời giống như 1 cục nam châm to nhất được đặt ở vị trí trung tâm, xung quanh cục nam châm này được vây quanh bởi các cục nam châm nhỏ (đây chính là các hành tinh), các cục nam châm nhỏ bị cục nam châm to nhất hút lại, chúng xếp thành từng lớp, cục nam ở trung tâm đi đâu sẽ kéo theo các cục nam châm nhỏ tới đó mà vị trí từng lớp vẫn được giữ nguyên, nó giống như gà mẹ đi đâu thì gà con xếp hàng chạy theo. Thật vậy, trong không gian, nguyên cụm HMT luôn luôn vận động không ngừng nghỉ, chúng vẫn giữ nguyên cái khung của mình và ‘ngao du’ khắp vũ trụ.
Hình vẽ một phần Hệ Mặt Trời. Ảnh: Internet |
HMT chứa các hành tinh như: sao Kim, sao Thủy, Trái Đất, sao Mộc,… Ngoài ra còn có các tiểu hành tinh hay đám mây ort, vành đai Kuiper,… vân vân… (Mình sẽ nói rõ hơn các hành tinh trong HMT ở các bài viết tiếp theo)
Như vậy , bạn đã có thể hình dung được HMT của chúng ta là gì rồi!
Thế HMT có phải là khu vực to nhất trong vũ trụ không? Bên ngoài HMT còn có những gì?
Để không làm các bạn bị rối mình sẽ chia nhỏ các phần ra và viết thành nhiều bài.
Cảm ơn bạn đọc bài viết của mình nhé @@
0 nhận xét
Mình luôn ghi nhận ý kiến của bạn. Bạn có muốn góp ý cho bài viết này không?