Có bao nhiêu hành tinh trong hệ mặt trời?
tháng 4 11, 2020- Đừng quá lo lắng về sự rối não của các khái niệm cũng như các định nghĩa trong vũ trụ nhé, mình sẽ giải thích chúng ở series này một cách ngắn gọn, đơn giản và dễ hiểu nhất, để bạn có được những phút giây chìm đắm trong khoảng không gian hàng ngàn vì sao!
- Sẽ có nhiều điều thú vị và hấp dẫn để chúng ta bước chân vào thế giới huyền bí này. Hãy cùng mình mở ra vũ trụ bao la rộng lớn nào!!!
Bạn có biết trong HMT có bao nhiêu hành tinh? Những hành tinh đó là gì? Trái Đất của chúng ta đứng thứ mấy trong số các hành tinh đó? Hành tinh nào gần Mặt Trời nhất?...
Bài viết này mình sẽ giải đáp hết thắc mắc đó nhé!
Ảnh: Internet |
Đợt trước trước mình đã nêu khái niệm về HMT, nếu bạn chưa đọc bài đó thì hãy quay lại đọc tại đây, vì mình đã sắp xếp thứ tự các bài sao cho logic và hợp lí rồi, sau khi bạn rời khỏi blog của mình trong đầu bạn sẽ có được những kiến thức về thiên văn bao quát và đầy đủ nhất.
Hành tinh là gì?
Năm 2006, Hiệp hội Thiên văn Quốc tế (International Astronomical Union) viết tắt là IAU đưa ra 3 yếu tố để nó được xác định là 1 hành tinh như sau:
- Thiên thể đó phải có quỹ đạo quay quanh Mặt Trời một cách độc lập, tức là bản thân nó phải tự mình quay quanh Mặt Trời (Mặt Trăng không được xem là một hành tinh vì quỹ đạo quay của nó không quanh Mặt Trời nhưng lại quanh Trái Đất).
- Khối lượng của thiên thể đó phải đủ lớn để lực hấp dẫn nén nó thành hình cầu.
- Kích thước của thiên thể đó phải vượt trội nhất để hút các thiên thỏ nhỏ hơn nằm trong quỹ đạo của nó (ví dụ như Trái Đất có kích thước vượt trội để hút Măt Trăng quay quanh mình)
Với 3 tiêu chí trên, chúng ta đã xác định được như thế nào là 1 hành tinh. Vậy có bao nhiêu hành tinh trong Hệ Mặt Trời?
Vào năm 1930, các nhà khoa học xác định được có 9 hành tinh trong Hệ Mặt Trời theo thứ tự bao gồm:Trái Đất đứng ở vị trí thứ 3 tính từ Mặt Trời. Ảnh: Internet |
1. Sao Kim
2. Sao Thủy
3. Trái Đất
4. Sao Hỏa
5. Sao Mộc
6. Sao Thổ
7. Sao Thiên Vương
8. Sao Hải Vương
9. Sao Diêm Vương
Nhưng đến năm 1990 có nhiều sự thay đổi. Các nhà khoa học bắt đầu tranh luận liệu hành tình thứ 9 (sao Diêm Vương) có nên được công nhận là một hành tinh hay không. Đến năm 2006, IAU đã giả quyết mâu thuẫn này bằng việc đưa ra 3 tiêu chuẩn để được công nhận là 1 hành tinh (mình đã đề cập ở trên).
Sao Pluto (hành tinh thứ 9). Ảnh: Internet |
Sau khi phân tích và mổ xẻ, họ thấy những đặc điểm của sao Diêm Vương không đủ theo yêu cầu IAU. Cụ thể, sao Diêm Vương đã vi phạm điều 3: hành tinh thứ 9 này không đủ lớn để khẳng định nó vượt trội trên quỹ đạo của mình, mặc dù sao Hải Vương có kích thước nhỏ hơn nhưng khối lượng của nó lại gấp 8000 lần sao Diêm Vương, nên sao Hải Vương vẫn đủ điều kiện để công nhận là một hành tinh.
Giải thích thì dài dòng như vậy nhưng nói tóm lại:
+ Năm 1930 các nhà thiên văn xác định có 9 hành tinh trong Hệ Mặt Trời.
+ Đến năm 2006, IAU đã quyết định có 8 hành tinh trong Hệ Mặt Trời (hành tinh thứ 9 đã bị loại).
Bức ảnh vui mô tả sao Pluto không được công nhận là một hành tinh và bị cho ra rìa. Ảnh: Internet |
Ngoài ra, trên con đường đi tìm bí mật của vũ trụ, các nhà thiên văn vẫn đang nghiên cứu và phát hiện thêm nhiều hành tinh nữa trong Hệ Mặt Trời…
Trên đây mình đã trình bày xong bài có bao nhiêu hành tinh trong hệ mặt trời.
Cảm ơn bạn đã giành thời gian đọc bài viết này, hãy để lại comment phía dưới để chúng ta cùng thảo luận nhé!
Cảm ơn bạn đã giành thời gian đọc bài viết này, hãy để lại comment phía dưới để chúng ta cùng thảo luận nhé!
0 nhận xét
Mình luôn ghi nhận ý kiến của bạn. Bạn có muốn góp ý cho bài viết này không?